0942159696

Hotline bán hàng

Mua hàng

Thời gian 8:00 - 21:00

Mẹo làm giàn dưa chuột và cách chăm sóc giúp cây nhanh ra quả

Chien Le 4 năm trước 10136 lượt xem

Dưa chuột hay gọi là dưa leo là một loài quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Dưa leo là quen thuộc trong những bữa cơm gia đình. Không chỉ được mọi người biết đến nhờ các chất dinh dưỡng mà dưa leo còn được ứng dụng rất nhiều trong thẩm mĩ. Nếu bạn thường xuyên dùng loại quả này thì hôm nay ban nên bỏ túi cách làm giàn dưa chuột, cách chăm sóc, cách chọn hạt giống.......cùng tìm hiểu nha.

Cách làm giàn dưa chuột - chọn dưa phù hợp nhất!

Dưa chuột là cây trồng cực kì hợp với khí hậu nhiệt đới! . Dưa chuột trồng được quanh năm suốt tháng, là cây ưa ẩm ướt. Vậy là chúng ta lại có thêm loài cây có tiềm năng kinh tế rất cao rồi.

Hiện nay trên thị trường thì tràn lan, có rất nhiều loại dưa chuột khác nhau như: dưa chuột xanh, dưa trắng, dưa gai, dưa l Thái… Việc chọn cây nào thì còn tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, nhu cầu thị trường, khách hàng, đối thủ.

Mẹo làm giàn dưa chuột
Cách  làm giàn dưa chuột

Hướng dẫn cách làm giàn dưa chuột

Vật dụng làm giàn

Thực tế nguyên liệu để bạn làm giàn có rất nhiều như: tre, nứa, sắt thậm chí cả bê tông,… để làm giàn, Việc lựa chọn công cụ nào tùy thuộc vào nhu cầu của bạn và diện tích nhà ở của bạn như thế nào. Độ cao trung bình của giàn nên là từ 1,5-2m nhé! Nếu là giàn đặt bên ngoài trời thì nên dùng những loại dây có độ bền cao VD: thép, sắt.....

Cách làm giàn

Giàn leo phải chắc chắn là yếu tố quan trọng nhất kho làm giàn cho mọi loại quả không riêng gì dưa chuột. Vì giàn chắc chắn thì cây mới leo được, cố định gốc cây từ đó làm cho cây phát triển tốt nhất, tỉ lệ ra hoa kết trái cũng cao hơn bình thường.

Làm giàn kiểu chữ A

Bước 1: Cố định các cọc tre vừa chuẩn bị xuống đất để tạo ra một khung sườn cho của giàn giống như hình chữ A. Buộc các mấu nối với nhau bằng dây sắt hoặc thép nếu như để ngoài trời. Còn không thì nối bằng dây cước..

Bước 2: Sau khi đã định hình cái giàn của mình hình chữ A thì cho tấm lưới đã chuẩn bị lên bề ngang của khung, kéo căng và cố định lại bằng dây cước là xong.

Mẹo làm giàn dưa chuột chữ A
Cách làm giàn dưa chuột

Làm giàn đứng

Bước 1: Cắm các cọc tre hoặc sắt xuống đất theo hướng song song với nhau. Mỗi cột như vậy cách nhau từ 2-3.5m.

Bước 2: Buộc dây nối giữa 2 đầu cột với nhau để tạo ra một khung sườn hoàn chỉnh cho giàn dưa leo.

Bước 3: Căng lưới cho giàn, chúng ta đặt tấm lưới lên như tấm thảm vậy, sau đó cố định các góc lại. Vậy là chúng ta xong làm giàn đứng.

Sau khi đã làm giàn chúng ta cùng đến với bước chăm sóc và cách trồng dưa leo, dưa chuột.

Mẹo làm giàn dưa chuột, giàn đứng
Cách làm giàn dưa chuột

Cách làm giàn dưa chuột - trồng và chăm sóc dưa chuột.

Bước 1: Bạn chuẩn bị hạt giống tốt sau đó cho vào chậu ngâm khoảng 2-3 tiếng để cho hạt giống mềm dễ nảy mầm hơn. Lưu ý không ngâm quá nhiều hạt giống, lấy vừa phải hạt giống vừa với diện tích của nhà mình. Vớt hạt giống vừa ngâm ra cho ngay vào khăn cotton có nhiệt độ khoảng 28-30 độ, ủ tiếp trong 4-6 ngày đến khi thấy hạt giống nảy mầm.

Bước 2: Sau khi cây con đã ra lá thì bạn có thẻ trồng trực tiếp vào đất luôn cũng được. Lúc này vì cây còn yếu nên đất phải pha thêm cát nữa, nếu bạn có vôi hay phân chuồng thì trộn thêm vào tăng độ Ph cho đất trồng.

Khi trồng thì nên trồng cây vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối vì cây non không chịu dược nhiệt độ và ánh sáng mặt trời. 2-3 ngày đầu thì nên che mát cho cây để nó phát triển tốt nhất.

Bước 3: Chăm sóc cây

Dưa chuột là giống phát triển cực kì nhanh, vậy nên bạn không tốn quá nhiều công sức để chăm sóc. Mỗi ngày là bạn tưới nước từ 1-2 lần vào buổi sáng và chiều thoi ạ, để giứu cho đất luôn luôn ẩm.

Như đã đề cập ở trên, 2-3 tuần đầu cây phát triển lá và các dây bám vì vậy nên việc chuẩn bị giàn sẵn sẽ tăng khả năng cây ra hoa kết quả hơn.

Bước 4: Cây được 1 tháng tuổi

Giai đoạn này thì bạn chỉ càn tưới nước cho cây đều đăn thôi. Nếu có điều kiện thì bạn trộn thêm phân lân, đạm, ure vào nước để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Cắt tỉa lá già, ngổ cỏ để cây có không gian phát triển.

Bước 5: Cây ra quả

Sau khoảng 1 tháng trồng cây thì nó sẽ ra hoa kết quả. Đây là thời kì nhạy cảm vì chỉ cần bạn quên không tưới nước cây sẽ cho ra quả rất nhỏ và rất đắng khi ăn. Bạn nên lưu ý chăm sóc thật kĩ giai đoạn này.

Mẹo làm giàn dưa chuột
Cách làm giàn  dưa chuột

Bước 6: Thu hoạch

Sau khoảng 30-45 ngày, tùy thuôc vào thời tiết, giống cây mà bạn sẽ có quả thành phẩm để thu hoạch. Sau mỗi vụ thu hoạch thì bạn lại tiếp tục bón phân đạm, kali để cây có dưỡng chất nuôi những lứa tiếp theo.

Xem thêm: Hạt giống dưa chuột F1 cho ra quả nhanh và dễ chăm sóc

Một số món ăn vặt từ dưa leo làm tại nhà.

1. Dưa leo muối

Nguyên liệu:

- 10-15 trái dưa leo bao tử

- Gia vị: ớt tươi, muối hạt, gừng tươi, đường trắng, nước mắm.

Cách làm:

Bước 1: Pha nước muối, sau đó ngâm dưa leo từ 10-15 phút để sạch hết bên ngoài.

Bước 2: Sau khi đã có dưa leo rửa sạch thì cho dưa vào bát muối có sẵn rồi lắc đều trong 10 phút, đẻ im trong 5-6 giờ để muối ngấm vào bên trong.

Bước 3: Trong thời gian chờ đợi thì ta bóc tỏi và ớt,đập dập, băm nhỏ. Pha đường với nước mắm tỉ lệ 1 mắm: 3 đường. Đun sôi để nguội sau đó xếp dưa vào hộp thủy tinh.

Bước 4: Để nới khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời, 5-7 ngày là có thể thưởng thức.

2. Dưa chua ngọt

Nguyên liệu:

- 5 trái dưa chuột non

- 5 muỗng cà phê muối hột

- 2 muỗng cà phê đường kính trắng

- 2 muỗng cà phê dấm gạo

- Gia vị: gừng, tỏi, ớt

Cách làm:

Bước 1: Ngâm dưa leo với dung dịch nước muối để làm sạch

Bước 2: Đun sôi nước pha với dấm và đường để nguộn.

Bước 3: Lấy lọ thủy tinh xếp ngay ngắn và cho nước dấm, gừng tỏi ớt vào. Đậy kín trong 5 ngày là ăn ngon.

Có thể bạn sẽ muốn đọc thêm những lợi ích tuyệt vời của dưa chuột mà chúng tôi liệt kê ngay dưới đây. 

Lợi ích sức khỏe của dưa chuột

Dưa chuột rất giàu hàm lượng nước giúp cung cấp nước cho cơ thể. Nó cũng ít calo. Dưa chuột bình thường hóa huyết áp trong mùa hè. Nó rất giàu hàm lượng chất dinh dưỡng giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác nhau như axit, hen suyễn, viêm khớp, bệnh gút và bệnh chàm.

  1. Sức khỏe da

Dưa chuột có lượng silica cao giúp phát triển các mô liên kết khỏe mạnh và mạnh mẽ trong dây chằng, sụn, gân, cơ và xương . Sự hiện diện cao của silica mang lại làn da sáng và khỏe mạnh hơn. Dưa chuột có hàm lượng nước cao giúp cung cấp nước cho cơ thể. Nó cũng được sử dụng để điều trị các bệnh về da khác nhau như sưng tấy và cháy nắng. Hợp chất như axit caffeic và axit ascorbic giúp tránh mất nước khỏi cơ thể.

  1. Ngăn ngừa sỏi thận và táo bón

Dưa chuột chứa chất xơ và nước giúp ngăn ngừa sỏi thận và táo bón. Ăn dưa chuột hàng ngày sẽ tăng lượng chất xơ. Dưa chuột cũng là một nguồn tuyệt vời của kali, Vitamin C, silica, Vitamin A và magiê. Tất cả các chất dinh dưỡng này cung cấp các lợi ích sức khỏe khác nhau. 

  1. Duy trì huyết áp

Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ nhiều kali, magiê và chất xơ sẽ giúp giảm huyết áp và duy trì huyết áp ở mức bình thường. Việc áp dụng chế độ ăn giàu các chất phức hợp này với chế độ ăn kiêng như các mục nhật ký ít chất béo, hải sản, thịt nạc và gia cầm làm giảm huyết áp tâm thu 5,5 điểm và huyết áp tâm trương là 3,0 điểm.

  1. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Hormone có trong Dưa chuột rất cần thiết cho việc sản xuất insulin của các tế bào beta. Dưa chuột không có chỉ số đường huyết. Các loại carbohydrate làm tăng mức độ glucose nhưng carbohydrate trong Dưa chuột có thể được bệnh nhân tiểu đường tiêu hóa dễ dàng. Ăn dưa chuột giúp duy trì mức đường huyết.

  1. Chức năng cơ thể

Dưa chuột giúp loại bỏ các độc tố và chất thải ra khỏi cơ thể. Nó cũng điều trị hiệu quả chứng viêm khớp vì nó làm sạch axit uric. Nó hỗ trợ bài tiết nước tiểu. Nó cũng giúp tăng cường chức năng gan, thận, bàng quang tiết niệu và tuyến tụy. Nó có hiệu quả để kiểm soát bệnh đái tháo đường và huyết áp. Uống nước ép dưa chuột hàng ngày giúp điều trị bệnh chàm và bệnh gút. Việc bổ sung Dưa chuột vào chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày và phổi. Nó giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm dịu các dây thần kinh. Dưa chuột rất giàu khoáng chất giúp ngăn ngừa tình trạng móng bị tách ở ngón chân và ngón tay.

  1. Sức khỏe tim mạch

Vitamin K trong dưa chuột ngăn ngừa vôi hóa động mạch dẫn đến đau tim. Nó ngăn chặn sự lắng đọng của các mảng bám cứng và có hại. Vitamin K là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào. Việc bổ sung Vitamin K là điều cần thiết để duy trì huyết áp khỏe mạnh và giảm nguy cơ ngừng tim.

  1. Vấn đề kinh nguyệt

Vitamin K hỗ trợ điều chỉnh chức năng hormone giúp giảm chuột rút PMS và đau bụng kinh. Nó rất hữu ích cho việc chảy máu quá nhiều và giúp giảm các triệu chứng PMS. Máu kinh ra nhiều là nguyên nhân khiến bạn bị đau và chuột rút nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Các nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt Vitamin K làm các triệu chứng này trầm trọng hơn.

  1. Ngăn ngừa ung thư

Vitamin K làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết, tuyến tiền liệt, mũi, dạ dày và miệng. Nghiên cứu cho thấy Vitamin K cao giúp ổn định ung thư gan và tăng cường chức năng gan của họ. Chế độ ăn giàu Vitamin K giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và tim mạch.

  1. Cục máu đông

Vitamin K tăng tốc độ chữa lành vết bầm tím và chảy máu của vết cắt. Sự thiếu hụt Vitamin K dẫn đến bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh, nơi quá trình đông máu không diễn ra đúng cách. Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh nên được tiêm Vitamin K khi mới sinh để loại bỏ HDN.

  1. Sức khỏe của xương

Các nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung đầy đủ Vitamin K có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương ở người. Vitamin K cần thiết để sử dụng canxi để tạo xương . Vitamin K có thể thúc đẩy sức khỏe của xương và giảm nguy cơ gãy xương. Các nghiên cứu báo cáo rằng Vitamin K làm tăng mật độ khoáng chất của xương ở bệnh nhân loãng xương cùng với việc giảm nguy cơ gãy xương. Vitamin K có tác động tích cực đến sự cân bằng canxi, rất quan trọng cho sự trao đổi chất của xương.

Như vậy bài viết hôm nay ngoài chỉ cho các bạn về cách làm giàn dưa chuột phổ biến thì bên cạnh đó là những tip chăm sóc và những món ăn bạn nên biết. Bạn có thể truy cập website Sachico101.com để đặt hàng những giống dưa leo ngon.


Bài viết hữu ích:

Tổng hợp tên các loại hoa màu vàng ở Việt Nam có thể bạn chưa biết

Cây dây leo trồng chậu tốt nhất

Tin khác:

- Tên các loại hoa màu vàng - Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc

10136 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
Bài viết liên quan

0 Đánh giá sản phẩm này

Chọn đánh giá của bạn