0942159696

Hotline bán hàng

Mua hàng

Thời gian 8:00 - 21:00

Cây tầm bóp có mấy loại? Tại sao nó có lợi với sức khỏe?

Chien Le 4 năm trước 12379 lượt xem

Cây tầm bóp là một loài cây dại mọc hoang. Bên cạnh việc được sử dụng để làm ra những món ăn ngon. Thì trong những cuộc nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng cây tầm bóp lại có rất nhiều tác dụng quý giá với sức khỏe. Vậy cây tầm bóp có mấy loại? Và nó có tác dụng gì mà khiến nhiều người săn đón đến vậy. Hãy cùng Sachico đi tìm hiểu tất tần tật về loài cây đặc biệt này nhé!

1. Cây tầm bóp có mấy loại - Nguồn gốc cây tầm bóp

Cây tầm bóp mọc rất nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên thì nó vẫn ít được sử dụng mặc dù có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe, cũng một phần là do sự chưa hiểu biết của người dân. Cây có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu nhiệt đới. Không khó để bắt gặp loài cây này ở trên những cánh đồng, bờ ruộng, các bãi cỏ, bãi đất ở làng quê. Ngoài ra thì ở chúng còn mọc ở các cánh rừng có độ cao dưới 1,500m. Loài cây này có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Quả cây tầm bóp
Cây tầm bóp

Đây là loài cây thuộc họ cây thân thảo mọc vào các mùa trong năm, có chiều cao trung bình khoảng 50-90 cm. Cây chia làm nhiều cành, các cành có góc, thường rủ xuống mặt đất. Lá cây mọc so le và có hình bầu dục. Nếu bạn là người không tinh ý rất có thể nhầm lẫn cây tầm bóp với cây lu lu đực.

Hoa cây tầm bóp mọc đơn lẻ, có cuống nhỏ, mảnh. Hoa có màu vàng tươi hoặc mà trắng nhạt, có những điểm chấm màu tím ở gốc. Quả mọng và tròn được ẩn sau lớp tràng hoa. Lúc nhỏ màu xanh, khi chín thì có màu đỏ. Cây ra hoa và quả quanh năm. Mọi bộ phận trên cây trầm bóp đều có thể dùng làm thuốc. Có tên trong ngành dược là Herba physalis Angulatae. 

2. Cây tầm bóp có mấy loại?

Có rất nhiều người hiện tại vẫn không biết cây tầm bóp có mấy loại? Và cách phân biệt loài cây này. Trên thực tế, cây tầm bóp chỉ có 1 loại duy nhất. Nhưng như đã nói ở trên thì cây tầm bóp rất giống với cây lu lu đực - một loại cây có độc. Hoặc 1 loại cây nữa là cây xoan leo (dây tầm bóp, tam phỏng). 

Phân biệt với cây Lu lu đực

Cây lu lu đực cũng thuộc cây thân thảo, mọc quanh năm, cao khoảng 70cm. Cành và lá có phủ một lớp lông mỏng. Thân có những khía cạnh. Lá cây hình bầu dục và có răng cưa thưa, mọc đơn lẻ. Lá có kích thước khoảng 3-7 cm, rộng khoảng 3cm. Khác với cây tầm bóp, hoa lu lu đực nở từ tháng 6-10 hàng năm. Hoa mọc theo chùm từ 3 bông trở nên. Đài hoa có 5 cánh màu trắng dài khoảng 2 mm, đài hoa tồn tại theo hoa và quả, khi quả chín thì đài hoa uốn cong. Cây lu lu đực thụ phấn nhờ công trùng.

Cây tầm bóp có mấy loại
Từ trái qua phải lần lượt là cây lu lu đực và cây tầm bóp

Quả khi chín có hình cầu, màu tím hoặc màu đen. Một số nơi trên thế giới phát hiện quả cây khi chín có màu đỏ. Cây lu lu đực hay bị nhầm lẫn với loài cây có độc chết người là loài Atropa belladonna. Nhưng cây lu lu đực mọc quả hành chùm chứ không đơn lẻ như loài Atropa belladonna.

Phân biệt cây Xoan leo với tầm bóp

Cũng là 1 cây thuộc cây thân thảo. Cây xoan leo có chiều cao khoảng 2-3m, có nhiều nhánh nhưng rất mảnh. Lá mọc so le, kép, có phần mũi nhọn, có loại lá nhẵn và lá lông. Hoa màu trắng khi kết quả sẽ rất giống cây tầm bóp. Chính vì hình dạng như vậy nên rất nhiều người nhầm lẫn những loài cây này. Mặc dù cây xoan leo và cây tầm bóp đều có tác dụng lớn trong y học.

Cây tầm bóp có mấy loại
Phân biệt cây tầm bóp với cây xoan leo

 

3. Cây tầm bóp có mấy loại - Dưỡng chất trong cây tầm tóp.

Trong những cuộc nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng cây tầm bóp có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tiêu biểu trong đó là Protein giúp duy trì và phát triển cơ thể, vận chuyển oxi và các chất dinh dưỡng. Điều hòa chuyển hóa nước và cân bằng độ PH trong cơ thể. Ngoài ra có cả cacbohydrat: giúp lượng đường chuyển hóa thành glucose, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó là hàng loạt dưỡng chất như: chất béo, chất sơ, vitamin C, lưu huỳnh, kẽm, sắt, natri, magie, canxi, clo...... Cụ thể trong 100g quả tầm bóp có chứa 80% là cacbohydrat, 12% protein, còn lại là các chất khác.

4. Cây tầm bóp có mấy loại - Lợi ích của cây tầm bóp.

Theo y học, cây tầm bóp làm thanh nhiệt, tiêu đờm. Hoặc có thể dùng trị các bệnh như cảm cúm, sốt, viêm họng, ho khan, ho có đờm, nôn ói, và rất nhiều những chứng bệnh thường gặp khác.

Từ nghiên cứu của trường đại học Houston của Mỹ cho thấy các chất như là Physagulin A-G có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng. Bên cạnh đó chất Physalin A-D, F, L-O giúp tăng cường và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể con người.

Cây tầm bóp có mấy loại
Cây tầm bóp có tác dụng trong chữa bệnh

Quả tầm bóp có thể sấy khô hoặc ăn trực tiếp giúp bổ sung vitamin C và hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh điển hình là Scorbut- bệnh thiếu vitamin C. Bệnh này gặp ở hầu hết các độ tuổi cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng biểu hiện sẽ khác nhau. Người lớn là chyar máu chân răng, viêm lợi, đốm xuất huyết... Còn ở trẻ em thì chảy máu dưới da, vết thương lâu khỏi... 

Các bài thuốc liên quan tới cây tầm bóp

 Chữa bệnh viêm họng, ho (khan, có đờm), khàn tiếng
 + Nguyên liệu: 20g tầm bóp tươi hoặc 40g tầm bóp khô
 + Cách sử dụng: Rửa lại với nước sạch, sắc với 500 ml nước sạch. Chia ra uống 3 lần/ngày. Liên tục trong 3-5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
 Điều trị thủy đậu, ban đỏ 
 + Nguyên liệu: 50 – 100g tầm bóp tươi đã làm sạch
 + Cách sử dụng: Sắc với 300ml nước sạch để uống. Sau 1 tuần sẽ thấy bệnh cải thiện rất nhiều.
Chữa mụn nhọt, mụn đinh độc
 +Nguyên liệu: 30 – 90gr cây tầm bóp tươi sạch
 + Cách dùng: Vì sử dụng lên phần da nhạy cảm nhất nên tất nhiên là nguyên liệu cần chuẩn bị sạch sẽ, có thể ngâm nước muối. Để ráo nước, sau đó giã nát, có thể cho thêm vào hạt muối để dễ uống. Còn lại phần bã thì đắp trực tiếp lên phần da bị tổn thương. Dùng trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cao nhất.
Cải thiện bệnh ung thư: gan, phổi, vòm họng
 + Nguyên liệu: 30-50g cây tầm bóp khô, 40-50g cây bách giải
 + Cách thực hiện: Tiến hành cho 2 nguyên liệu vào ấm sắc với 1,5 lít nước sạch. Đun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp cạn 1 nửa thì dừng lại. Ngày uống 3 lần sau bữa ăn.

Lưu ý:
- Cây tầm bóp có rất nhiều tác dụng nhưng nếu bạn dùng lạm dụng quá cũng không tốt. Trước khi dùng nên hỏi ý kiến của người có kiến thức. 
- Nếu trong quá trình sử dụng có biểu hiện lạ thì nên dừng ngay lập tức.
- Phụ nữ có thai và trẻ em thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Điều qua trọng là bạn nên tìm hiểu xem tầm bóp có mấy loại để không dẫn đến sự nhầm lẫn với cây lu lu đực- loại cây chứa độc tố.
Vậy là qua bài viết này Sachico hi vong bạn có thêm kiến thức về một loài cây rất tốt cho sức khỏe. Cũng như đã hướng dẫn bạn cách phân biệt được các loại cây tầm bóp với các loài cây khác. Chúc bạn thành công với những bài chữa trị mà chúng tôi đã chia sẻ.

Facebook: Sachico Tương Lai xanh

Email: Sachico.tuonglaixanh@gmail.com

Bài viết liên quan:

Tin khác:

- Hạt điều có tốt không? Nên ăn bao nhiêu hạt điều mỗi ngày là đủ?

- Cách dùng tinh dầu bơ đơn giản mà hiệu quả

12379 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
Bài viết liên quan

0 Đánh giá sản phẩm này

Chọn đánh giá của bạn