Danh mục các loại cây dược liệu ở Việt Nam được chúng tôi tìm hiểu và chọn lọc kĩ càng từ những tài liệu uy tín nhất nhằm mang đến những thông tin chính xác nhất cho các bạn.
Toc
Dược liệu là gì?
Dược liệu được định nghĩa là những loại nguyên liệu có tác dụng điều trị bệnh, phòng tránh bệnh, điều trị bệnh,… dược liệu được dùng để chế biến các loại thuốc phục cho cho các sinh vật sống như Con người và động vật cấp thấp.
Dược liệu bao gồm rất nhiều nguyên liệu được lấy từ thiên nhiên như một số loài động vật, một số loài thực vật, các khoáng vật được nghiên cứu kĩ càng để có thể chế biến thành các bài thuốc chữa trị.
Cây dược liệu là gì?
Cây dược liệu hay còn gọi là thảo dược là các loài thực vật được nghiên cứu kĩ càng, đạt tiêu chuẩn để có thể làm thuốc.
Trên thế giới có vô vàn loại thảo dược, thậm chí chính những loại thực phẩm thiên nhiên bạn ăn mỗi ngày cũng chính là những loại dược liệu. Dưới đây là danh mục các cây dược liệu quý hiếm ở Việt Nam đã được chúng tôi chọn lọc .
Danh mục các loại cây dược liệu phổ biến
Tên bản địa |
Công dụng |
Xuân tiết |
Ho, hen suyễn, viêm phế quản |
Dứa |
Đau họng, Tiểu đường, Bệnh tim, Béo phì |
Keo Ả Rập |
Chăm sóc răng miệng, Chảy máu nướu răng, Vết thương |
Đắng biển |
Mê hoặc trí nhớ, lo âu |
Rau mùi |
Khó tiêu, đầy hơi, kiểm soát cơn đau co thắt |
Xuyên tâm liên |
Khó tiêu, mụn trứng cá, tiêu chảy |
Tỏi |
Hắc lào, Kiết lỵ, Vết thương |
Cỏ gấu |
Sốt, tiểu đường, viêm da do năng lượng mặt trời |
Nam sâm |
Thiếu máu, Bệnh gan, Vết thương |
Cây húng quế |
Chứng khó tiêu, Bệnh tim, Bệnh đường hô hấp |
Đậu khấu thơm |
Viêm phế quản, Hen suyễn, Khai vị, Tiêu hóa |
Cỏ xước
|
Khó tiêu, ho, hen suyễn, thiếu máu, vàng da |
Bạch đậu khấu |
Buồn nôn, Nôn mửa, Ho khan |
Cẩm quỳ |
Liệt mặt, Rối loạn khớp, Tăng sức mạnh |
Dây gối |
Chuột rút cơ, Đau lưng, Viêm xương khớp, Tê liệt |
Sầu đâu |
Bệnh phong, Rối loạn mắt, Mũi có máu, Giun đường ruột |
Củ hành |
Ung thư tuyến tiền liệt, thực quản, ung thư dạ dày |
Măng tây |
Vô sinh, Mất ham muốn tình dục, Sảy thai Đe dọa |
Sâm ấn độ |
Khả năng chịu đựng căng thẳng, khả năng miễn dịch, vết thương ở khớp, vết loét trên da |
Bầu nâu |
Bệnh kiết lỵ và bệnh tiểu đường, say nắng, chống ung thư |
Lô hội |
Loét, Chấn thương bỏng, Vàng da, Mụn trứng cá |
Mía dò |
Béo phì, Tăng lipid máu, Tiểu đường |
Rau má |
Thuốc an thần, Thuốc kháng sinh, Thuốc giải độc, Thuốc nhuận tràng |
Giềng Giềng |
Da, Nhiễm giun, Giun đũa |
Cam thảo dây |
Đau khớp, tê liệt, rụng tóc |
Thủy xương bồ |
Đại tràng đầy hơi, Rối loạn tiêu hóa mất trương lực, Loét |
Muồng hoàng yến |
Vết loét, vết thương |
Riềng nếp
|
Đầy hơi, Khó tiêu, Nôn mửa, Say tàu, Catarrh |
Cam thảo âu |
Rối loạn tiêu hóa, loét, viêm phế quản |
Hạt tiêu dài |
Hen suyễn, Ho, Khó tiêu |
Lá quế |
Tiểu đường, Tiêu hóa, Cảm lạnh |
5 Cây dược liệu thông dụng nhất
Củ tam thất
Củ tam thất hay còn được gọi tên là kim bất hoán. Củ tam thất có thể sống được rất nhiều năm, độ cao trung bình của cây trên dưới 50 phân.
Củ tam thất chứa rất nhiều chất kháng sinh và các chất có khả năng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe cho người sử dụng như chất sắt, những hợp chất như sterol, Arasaponin B và A.
Người ta hay mua củ tam thất về để ngâm rượu thuốc uống hàng ngày giúp điều trị cũng như phòng tránh các loại bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, ung thư.
Ngoài ra củ tam thất cũng có tác dụng làm cho khả năng chịu đựng của con người tăng cao trong môi trường oxy thấp. Củ tam thất cũng có tác dụng vô cùng tốt khi ở dạng bột là nó có thể cầm máu ở những vết thương và giúp chúng nhanh chóng lành lại.
Củ tam thất có 3 loại khác nhau như củ tam thất bắc, củ tam thất nam, củ tam thất rừng. Mỗi loại tam thất đều có đặc điểm và giá trị sử dụng hơi khác nhau.
Cây hà thủ ô
Cây hà thủ ô hay còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như dạ giao đằng, mằng măn ỏn hay nhiều cái tên khác.
Cây xuất hiện nhiều ở các vùng cao như trên rừng núi Tây Bắc. Tác dụng của cây hà thủ ô được xem như là một bài thuốc cải hoàn, giúp cho con người kéo dài tuổi thọ của mình đặc biệt hơn chúng còn có thể làm đen râu và tóc cho người sử dụng.
Cây cũng rất tốt cho các bà bầu vì chúng có khả năng giúp cho việc sinh nở trở nên vô cùng thuận lợi.
Người ta sử dụng hàng thủ ô bằng rất nhiều cách khác nhau như hầm hà thủ ô với gà nguyên con làm sạch, hà thủ ô cũng được đem đi nấu cháo, hà thủ ô xay thành bột pha uống hay hà thủ ô cho vào bình ngâm rượu.
Cây ba kích
Cây ba kích là loại cây thuốc vô cùng quý giá, cây sinh sống ở các vùng khí hậu nhiệt đới trên trái đất. Cũng rất may mắn là ở vùng rừng nhiệt đới của Việt Nam cũng có loại cây này, chúng ta có thể tìm cây ba kích ở trong các khu vực tỉnh Tuyên Quang, Quảng Ninh và một số vùng rừng nhiệt đới khác.
Đối với người cao tuổi thì đây cũng chính là một loại thảo dược quý, nó giúp cho họ ngủ sâu giấc hơn, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, giảm thiểu các triệu chứng suy nhược
Đặc biệt cây ba kích còn giúp cho nam giới điều trị được yếu sinh lý, vô sinh cũng như là điều trị các triệu chứng mềm yếu gân cốt, đau mỏi lưng.
Người ta thường sử dụng ba kích theo nhiều cách như ngâm rượu ba kích, sử dụng dưới dạng bột và uống như pha trà, ba kích hầm với thịt con trai ở sông và rất nhiều cách làm khác nhau bạn có thể tự tìm hiểu.
Cây củ mài
Chúng ta có thể tìm thấy cây củ mài sinh sống rất nhiều ở các vùng núi Việt Nam, chúng có tên gọi khác là hoài sơn hay là cây sơn dược.
Cây củ mài là một dạng cây leo; bò dưới mặt đất, của của chúng rất dài thậm chí có những củ chiều dài có thể lên tới 1m hoặc có thể hơn. Củ mài mang trên mình màu nâu vàng, chúng có độ nhẵn nhụi cao và rất dễ nhận dạng. Bên trong của củ mài có màu trắng, nhẵn và không có xơ ở bên trong củ.
Thân cây có màu đỏ thẫm mảnh mai, lá có hình dạng như một trái tim với đầu lá nhọn hoắt, xanh rì. đây chính à đặc điểm nhận dạng cây.
Củ mài có vị ngọt đặc trưng và có rất nhiều tác dụng như cải thiện suy dinh dưỡng cho cả trẻ em và người lớn, ngăn ngừa suy nhược cơ thể, các chất nhầy có trong củ mài hỗ trợ vo việc tiêu hóa, đầy hơi và khó tiêu.
Củ mài cũng có tác dụng làm tuần hoàn máu được tăng, ở người có mắc bệnh tiểu đường thì đây là một loại thảo dược vô cùng tốt vì chúng giúp kiểm soát đường có trong máu.
Xem thêm: Cách trồng cây Trầu không chi tiết và hiệu quả tại nhà
Cây chó đẻ
Cây chó đẻ còn có tên gọi khác như Cây diệp hạ châu, cây trưởng thành có chiều cao trong khoảng 40 đến hơn 60cm. Thân cây nhẵn bóng và mọc đứng thẳng lên phía trời, lá của nó rất giống với lá của cây me hay cây xấu hổ. Cuống của những tán lá thường thấy các quả nhỏ nằm ở bên dưới.
Cây chó đẻ có rất nhiều tác dụng tốt như điều trị các loại bệnh như bệnh gout, bệnh tiểu đường, bệnh táo bón, có thể điều trị cả sốt rét, cảm cúm hay nhiều loại bệnh khác.
Đặc biệt cây chó đẻ rất thanh mát và nó có thể hỗ trợ rất nhiều cho gan trong quá trình đào thải các chất độc và chữa trị viêm gan B.
Đây là cây cuối cùng trong “danh mục các cây dược liệu quý ở Việt Nam” mà chúng tôi chia sẻ với các bạn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết về Cây Chùm Ngây và những điều bạn chưa biết